Dịch vụ bảo vệ mục tiêu cố định

                                               BẢO VỆ MỤC TIÊU CỐ ĐỊNH

  1. Khái niệm:

1.1. Mục tiêu bảo vệ là đối tượng được pháp luật bảo hộ, bảo vệ về các quyền và lợi ích hợp pháp gồm:   

- Mục tiêu cố định

- Mục tiêu di động

1.2. Mục tiêu cố định là đối tượng được pháp luật bảo hộ, bảo vệ tại một phạm vi địa giới hành chính có địa hình địa vật nhất định.

Ví dụ:

  • Trụ sở các cơ quan của Đảng, Nhà nước từ TW đến địa phương.
  • Trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp.
  • Các doanh nghiệp:

    + Nhà máy sản xuất chế tạo.

    + Công trường.

    + Kho hành.

    + Bến cảng.

  • Nơi diễn ra các hoạt động xã hội, văn hoá thể thao:

    + Rạp văn nghệ trong, ngoài trời.

    + Sân vận động.

        + Hội nghị hội thảo...

  • Trụ sở các tổ chức xã hội
  • Trường học bệnh viện...
  • Nhà riêng....

1.3. Bảo vệ mục tiêu cố định:

    Là hoạt động của lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp được Nhà nước thừa nhận nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng con người, tài sản và các hoạt động khác "khác" diễn ra trong mục tiêu.

Lưu ý: Lực lượng bảo vệ gồm:

    + Lực lượng bảo vệ của Công an, quân đội, kiểm lâm.

    + Lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp: Là các doanh nghiệp có tư cách pháp lý hoạt động về lĩnh vực bảo vệ.

  1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo vệ mục tiêu cố định.

2.1. Mục đích:

-  Góp phần nâng cao hiệu quả công tác, hoạt động trong mục tiêu.

 -   Góp phần giữ vững ANCT, TTXH trong mục tiêu và khu vực bảo vệ.

Đảm bảo TTXH, an toàn  về tài sản và duy trì kỷ cương an toàn lao động trong cơ quan,doanh nghiệp.

- Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ quan doanh nghiệp.

2.2. Ý nghĩa:

Giữ gìn an ninh trật tự an toàn cho khu vực bảo vệ.

Phòng ngừa phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm nội quy, quy chế và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại mục tiêu hoặc khu vực bảo vệ.

III. Đặc điểm của mục tiêu cố định

3.1. Đặc điểm chung:

  1. Nhận biết về mục tiêu:
  • Được đặt tên để gọi như: Trụ sở ngân hàng A, Khu công nghiệp B….
  • Có địa giới hành chính phân định rõ ràng tại 1 phường, xã, thị trấn cụ thể và được danh giới bởi hệ thống tường rào bảo vệ.
  • Thường bố trí 1 hoặc 2 cổng ra vào và phân định rõ khu văn phòng, khu sản xuất, kho tàng, phòng thường trực...
  • Các văn phòng đại diện, trụ sở giao dịch... thường độc lập bố trí trong một toà nhà hoặc nằm trong khu vực cao ốc cùng nhiều đơn vị khác. Nhìn chung thường có diện tích nhỏ gọn nhưng có cấu trúc xây dựng phức tạp.
  1. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội tại khu vực mục tiêu bảo vệ.
  • Nơi tập trung nhiều tài sản, tiền, tài liệu có giá trị kinh tế cao.
  • Nơi diễn ra các hoạt động có tính quy mô tổ chức liên quan đến một số cán bộ của Đảng, Nhà nước liên quan đến sự phát triển chuyên ngành, sự phát triển địa phương, an ninh kinh tế, an ninh chính trị (ví dụ mục tiêu của Đảng, Nhà nước, mục tiêu liên doanh với nước ngoài...)
  • Nơi tập trung hiều thành phần, tầng lớp chủ yếu là cán bộ, kỹ sư, công nhân viên...

3.2. Đặc điểm riêng của mục tiêu cố định:

    - Các đặc điểm này phụ thuộc vào từng loại mục tiêu cụ thể. Mục tiêu có tính chất hoạt động khác nhau thì đặc điểm về địa hình địa vật, kinh tế, chính trị, xã hội cơ bản khác nhau.

- Mục tiêu cố định là nhà máy, công trường có các tầng lớp công nhân, các kỹ sư, ban lãnh đạo... với số lượng người và hàng hoá nhiều.

- Mục tiêu là văn phòng: gồm các thành viên văn phòng là những trí thức, kỹ sư và các khách hàng giao dịch khác.

-Mục tiêu là bảo vệ bóng đá, thể thao, triển lãm là lượng người ra vào đông, hoặc những phần tử trộm cắp hoặc quá khích lợi dụng đông người để hoạt động tội phạm...

  1. Đặc điểm của công tác bảo vệ mục tiêu cố định

4.1 Về thời gian, không gian, vị trí...

 

+ Thời gian: bảo 24/24, 12/24, 6/24

+ Không gian:

+ Trong nhà: VD: bảo vệ kho hàng, công trường đang xây dựng, khu thể thao... (trong phạm vi diện tích khác nhau).

+ Vị trí bảo vệ:

+ Được bố trí tại các vị trí, khu vực trọng yếu trong mục tiêu nơi có thể dễ dàng xảy ra đột nhập, trộm cắp, phá hoại, cháy nổ... Đồng thời tại các vị trí này có thể kiểm soát được một khu vực hoặc toàn bộ mục tiêu.

VD: Cổng ra vào, khu vực văn phòng, kho hàng, nơi danh giới tiếp giáp với nhà dân, đường dân sinh...

+ Vị trí bảo vệ cố định, vị trí bảo cơ động, tuần tra kiểm soát

+ Vị trí bảo vệ phải nằm trong phạm vi địa giới hành chính của mục tiêu.

Do đó NVBV có nhiệm vụ quyền hạn xử lý công việc đảm bảo an ninh trật tự trong phạm vi mục tiêu được phân công bảo vệ.

4.2 Lực lượng bảo vệ:

+ Đảm bảo chất lượng: Nhân viên bảo vệ được đào tạo, tuyển chọn, rèn luyện và có kinh nghiệm.

+  Đảm bảo số lượng: Đủ đáp ứng, canh gác, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát...

+  Đảm bảo giới tính phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát cho từng mục tiêu cụ thể:

4.3 Về nghiệp vụ:  được sử dụng 3 biện pháp:

+ Biện pháp hành chính công khai như kiểm tra giấy tờ tuỳ thân... của khách hàng đến làm việc, nhắc nhở CBCNV thực hiện theo nội quy, quy định của cơ quan, doanh nghiệp....

+ Công tác quần chúng: Nhiệm vụ chính của lực lượng bảo vệ tại các mục tiêu ít để hoàn thành nhiệm vụ được giao ngoài tuần tra, canh gác phải tạo một quan hệ với 1 hoặc 1 nhóm người tốt, 1 bộ phận hoặc nhiều bộ phận để báo với bảo vệ những hiện tượng nghi vấn có liên quan đến công tác bảo vệ trong mục tiêu như: trộm cắp, phá hoại...

+  Biện pháp canh gác, tuần tra kiểm soát:

- Đứng gác: Phải tập trung chú ý quan sát xung quanh vị trí và mục tiêu bảo vệ.

- Tư thế tác phong:

- Quần áo, mũ, giầy phải sạch sẽ đúng quy định.

- Không được để tóc, móng tay dài và không được để râu, ria

- Thực hiện chào điều lệnh theo quy định đối với lãnh đạo và các cấp chỉ huy của Công ty và Lãnh đạo cơ quan chủ quản.

- Canh gác: Phải đảm bảo đúng tư thế tác phong, chú ý quan sát lắng nghe những hiện tượng nghi vấn từ đó phân tích phán đoán và có biện pháp xử lý thích hợp.

- Tuần tra:

Trong ca trực người nhân viên bảo vệ phải thường xuyên đi tuần tra và chỉ được đi lại trong phạm vi vi được phép.

- Kiểm soát: Thực hiện một cách chặt chẽ đúng nguyên tắc việc kiểm soát người, phương tiện, hàng hoá ra vào cơ quan doanh nghiệp.

- Đối với các vụ việc xảy ra NVBV có trách nhiệm:

- Lập biên bản theo thủ tục hành chính (hồ sơ ban đầu)

+ Biên bản vụ việc.

+ Tạm giữ đồ vật, tài sản

+ Biên bản xác minh

+ Biên bản kiểm tra hành chính, niêm phong, mở niêm phong.

- Áp dụng các biện pháp cấp bách:

+ Phòng vệ chính đáng.

+ Tình thế cấp bách.

+ Bảo vệ hiện trường.

+ Cấp cứu người bị nạn.

- Bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang (ngay sau khi bắt giữ phải lập biên bản, bàn giao người hồ sơ cho cơ quan chức năng). Gồm Công an, chính quyền địa phương nơi gần nhất.

  - Bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang (ngay sau khi bắt giữ phải lập biên bản, bàn giao người, tang vật (nếu có) và hồ sơ cho cơ quan công an nơi gần nhất).

Chú ý: Lực lượng bảo vệ giữ 01 bản.

- NVBV không được phép:

    + Khoá trói ĐT trong trường hợp không cần thiết, ít nghiêm trọng.

    + Bỏ cụm từ trong trường hợp không cần thiết, ít nghiêm trọng.

    + Không được đánh đập, dùng nhục hình... như có lời mạt sát, chửi bới...  đối tượng.

Không được ghi lời khai, lấy cung (trừ trường hợp lấy sinh cung hoặc đặc biệt khác).

Lực lượng bảo vệ của Công ty không phải là cơ quan điều tra nên không được ghi lời khai đối với người vi phạm kể cả đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.

Không được bắt hoặc khám xét.

Không được khám xét người hoặc nơi ở (thường trú hoặc tạm trú) của đối tượng. Trường hợp quả tang hoặc có lệnh truy nã thì yêu cầu đối tượng tự đưa hành lý, đồ vật tài sản (nếu có) v.v... để bảo vệ kiểm tra giám sát.

4.4 Về phương tiện:

         + Được trang bị quân trang, công cụ hỗ trợ theo quy định của nhà nước và ngành Công an ( Bộ đàm, máy dò kim loại, gậy cao su, đèn pin, áo mưa...)

    + Các điều kiện cần thiết khác phục vụ canh gác, TTKS và tiến hành các thủ tục hành chính tại mục tiêu.

  1. Nội dung bảo vệ mục tiêu cố định:

Bảo vệ ANCT, VD: Ngăn chặn khủng bố, bạo động, giải tán đám đông, duy trì trật tự. Bí mật về chính trị, kinh tế.

Nội dung trên bỏ vì lượng bảo vệ của Công ty không có thẩm quyền bảo vệ ANCT.

+ Đảm bảo trật tự ATXH.

    + Bảo vệ tài sản.

    + Bảo vệ con người.

Bảo đảm trật tự ATXH: an toàn tài sản của cơ quan, doanh nghiệp.

Duy trì kỷ cương an toàn lao động.

Bảo vệ con người: Không để cho kẻ xấu xâm hại thên thể, nhân cách....

  1. Yêu cầu công tác BVMT cố định
  2. Đảm bảo nghiệp vụ:Nghĩa là bí mật mục tiêu bảo vệ bí mật NVBV, bí mật trong sản xuất kinh doanh....
  3. Bảo đảm pháp luật:Nghĩa là phải hiểu chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của NVBV được làm cái gì và không được làm cái gì?
  4. Đảm bảo khách quan, toàn diệnNghĩa là khi có vụ việc xảy ra phải được phản ánh một cách chính xác, khách quan, đầy đủ, chi tiết và toàn diện.

VII. Các biện pháp nghiệp vụ trong công tác bảo vệ mục tiêu.

  1. Yêu cầu chung đối với lực lượng bảo vệ

    - Phải xây dựng và nắm vững phương án BV.

           - Nắm vững nội quy, quy định của mục tiêu bảo vệ.

           -  Đảm bảo tư thế tác phong, lời nói.

 -  Phải  hiểu biết pháp luật, nắm vững nội quy, quy định của mục tiêu bảo vệ và quy định của Công ty về chức năng nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ.

    - Đảm bảo tư thế tác phong, lời nói. Giữ gìn uy tín của Công ty và khách hàng, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ hợp lý.

  1. Các biện pháp nghiệp vụ:

2.1. Biện pháp hành chính

    - Đăng ký, kiểm tra kiểm soát người, phương tiện, hàng hoá ra vào mục tiêu thông qua việc lập các hệ thống sổ sách để theo dõi.

    + Kiểm tra bằng mắt, bằng phương tiện kỹ thuật

    + Kiểm tra giấy thiệu, giấy tờ tuỳ thân

    + Kiểm tra hoá đơn, phiếu xuất, nhập hàng

    + Trông giữ phương tiện theo quy định

    + Thiết lập, các biên bản, báo các... theo thủ tục hành chính.

2.2. Công tác quần chúng

    - Xây dụng mối quan hệ công tác, tình cảm với nhân dân chính quyền địa phương để tạo sự hỗ trợ, phối hợp. Từ đó khai thác nắm bắt thông tin về tình hình ANTT trong khu vực, các đối tượng, các phần tử nghi vấn thông qua việc thăm hỏi, động viên, giúp đỡ, giao lưu văn hoá - thể thao với quần chúng nhân dân ...

    - Quan hệ gắn bó, đúng mực với cán bộ công viên trong mục tiêu. Giáo dục đơn đốc, nhắc nhở nhân viên bảo vệ thực hiện tốt việc chấp hành nội quy an toàn của mục tiêu. Gần gũi nắm bắt tư tưởng, phản ánh của CBCNV...

2.3. Biện pháp canh gác, tuần tra, kiểm soát.

  1. Khái niệm:Là hoạt động công khai của lực lượng bảo vệ tai các vị trí, khu vực trọng điểm của mục tiêu nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn mọi sự vụ việcgây mất an toàn trong mục tiêu. Đảm bảo duy trì mọi hoạt động bình thường trong mục tiêu.
  2. Quy trình hoạt động:

b.1. Công tác chuẩn bị:

- Quân trang, phương tiện, công cụ hỗ trợ, hệ thống sổ sách...

- Nắm vững vị trí và đặc điểm nhiệm vụ bảo vệ tại mục tiêu.

- Giao nhận ca, giao nhận công cụ hỗ trợ thiết bị bảo vệ theo đúng quy định.

b.2. Trong khi làm nhiệm vụ:

- Đảm bảo tư thế, tác phong.

- Tập trung nghe ngóng, quan sát (theo nguyên tắc).

- Khi tuần tra kiểm soát không thực hiện theo quy luật.

- Chú ý những nơi nghi vấn, những đối tượng khả nghi, những khu vực dễ xảy ra cháy nổ, tai nạn lao động....

- Ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Thực hiện nhiệm vụ đóng, mở niêm phong theo đúng quy định.

Thực hiện nhiệm vụ  niêm phong, mở niêm phong theo đúng quy định.

- Giám sát và ghi chép sổ sách việc nhập hàng hoá, ra/vào theo đúng quy định.

b.3. Kết thúc ca trực:

Bàn giao ca theo đúng quy định.

Bàn giao ca theo đúng vị trí quy định tại phương án bảo vệ.

- Diễn biến tình hình trong ca trực.

Những sự vụ xảy ra, việc chỉ đạo, xử lý.

Những vụ việc xảy ra, việc chỉ đạo xử lý.

- Các nội dung công việc đang tiếp tục giải quyết.

- Các trang thiết bị công cụ hỗ trợ, tài sản giao nhận.

  1. Nhiệm vụ cụ thể của NVBV tại các vị trí trong MT:

3.1. Vị trí cổng ra vào: Tuân thủ chặt chẽ nội quy, quy định của mục tiêu. Vị trí cổng là "bộ mặt" của đơn vị do đó NVBV phải đảm bảo tư thế tác phong, lời nói (ôn tồn, nhã nhặn, lịch sự) linh hoạt trong công việc.

  • Thực hiện chào điều lệnh với cấp lãnh đạo, chỉ huy của cơ quan chủ quản và của Công ty.
  • Đóng mở cổng theo quy định.
  • Kiểm soát CBCNV ra vào đeo thẻ, biển hiệu (còn giá trị).
  • Đề nghị CBCNV việc mặc trang phục theo quy định của cơ quan, doanh nghiệp.
  • Yêu cầu các loại xe dừng lại trước cổng (bên ngoài) để xuất trình giấy tờ. Có lý do hợp lệ, đủ điều kiện mới cho đăng ký vào mục tiêu. Hướng dẫn khách về việc đi lại gặp gỡ CBCNV trong mục tiêu (phải liên hệ trước qua điện thoại, bộ đàm để được chỉ đạo).
  • Kiểm tra đăng ký tài sản ra, vào ( yêu cầu họ tự bỏ ra kiểm tra).
  • Thu phát vé xe đạp, xe máy, ô tô phải chính xác, chú ý quan sát bên ngoài bên ngoài phương tiện để xác minh tính nguyên vẹn.
  • Kiểm tra hàng hoá xuất nhập phải căn cứ mẫu dấu, chữ ký đủ, đúng của người có thẩm quyền và kiểm tra thực tế số lượng chủng loại so với hoá đơn.
  • Trường hợp kiểm tra bằng máy dò kim loại chú ý cách rà đồ vật tài sản, xác định hàng hoá cấm mang ra, vào...
  • Nam kiểm ta nam, nữ kiểm tra nữ,
  • Đăng ký nhân viên làm việc ngoài giờ.
  • Tiến hành các thủ tục khác theo quy định của mục tiêu và của Công ty.

3.2. Các chốt canh gác khác

         - Được phép đứng tại chỗ hoặc đi lại trong phạm vi khu vực được phân công bảo vệ để duy trì ANTT song vẫn đảm bảo quan sát được toàn diện.

- Chống đột nhập hoặc được tài sản hàng hoá ra ngoài qua tường rào bảo vệ.                  

- Chủ động ngăn chặn các hành vi vi phạm khác hoặc cháy nổ trong khu vực bảo vệ.

3.3 Vị trí tuần tra cơ động:

  • Tuần tra toàn bộ mục tiêu, đảm bảo đi được tất cả các vị trí song trú trọng nơi để nhiều tài sản, tiền bạc dễ trộm cắp, nơi đối tượng có thể ẩn nấp, đột nhập, nơi dễ cháy nổ hoặc CBCNV lợi dụng để vi phạm nội quy kỷ luật, an toàn lao động...
  • Tiến hành đóng, mở và kiểm tra hệ thống niêm phong, các cửa kho, cửa văn phòng, nhà xưởng...
  • Kiểm soát CBCNV làm việc ngoài giờ (nếu có).
  • Duy trì kỷ luật và an toàn lao động trong mục tiêu.
  • Tăng cường cho các vị trí bảo vệ khác khi cần thiết.
  • Đôn đốc NVBV làm việc và chịu trách nhiệm chính trong ca trực.